KHÁT VỌNG ANH HÙNG
( 1981 – 2014)
Giai đoạn 1981 – 2014 được đánh dấu bởi cuộc chuyển trường lần thứ ba từ Hưng Lộc về địa điểm hiện nay là 119 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh (trước đây là 48 Lê Hồng Phong).
Để trường có đủ khuôn viên và cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học, năm 1979, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ Tĩnh đã có quyết định dành cho trường một lô đất ở phường Hưng Bình (nay là số 119 đường Lê Hồng Phong, phường Hưng Phúc, thành phố Vinh). Để thực thi quyết định này, lãnh đạo nhà trường đã họp bàn và giao cho thầy Hoàng Hồ, thầy Cao Ngọc Thi lúc đó là Phó Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận và từng bước xây dựng cơ sở vật chất trường lớp.
Chuyển trường là cả một công trình lao động cật lực của thầy và trò. Ngay khi trường còn ở Hưng Lộc, vào cuối năm học hoặc đầu hè, học sinh thường được điều động sớm đến địa điểm mới lao động để san lấp mặt bằng, đắp nền nhà, đào ao thả cá, vệ sinh môi trường. Chỉ một thời gian ngắn, ngôi trường hình thành với hai dãy nhà xây cấp 4 cho tám phòng học; một nhà thí nghiệm – thư viện; một nhà bốn gian thấp, nhỏ, lợp tôn, hai gian giữa làm văn phòng và hội họp, hai gian bên – một gian làm nơi ở kiêm phòng làm việc cho thầy hiệu trưởng; gian còn lại để cán bộ, giáo viên trực ban có chỗ nghỉ ngơi. Một hội trường thấp bé nhưng chứa gần trăm con người. Nếu có ngày lễ hoặc chào cờ gặp mưa gió không tổ chức ngoài trời được thì đưa vào hội trường. Những lúc như thế, không thể tập trung tất cả, mỗi lớp chỉ cử đại diện tham dự mà thôi.
Trường có khu nội trú dành riêng cho giáo viên với hai dãy nhà mà bốn gian đầu đốc rộng rãi hơn ưu tiên cho bốn gia đình có cả vợ chồng là giáo viên của trường. Cán bộ, giáo viên độc thân chung nhau hai người một phòng.
Một khu nhà nội trú cho học sinh năm gian năm phòng xây gần vị trí hội trường. Phòng ở hẹp, lại được kê sáu chiếc giường tầng xếp sát hai bên, chỉ còn một lối đi nhỏ để ra vào. Mỗi phòng bố trí 10 đến 12 em vào ở. Các em muốn học và làm bài tập ngoài giờ học ở lớp chỉ có thể lấy rương, hòm kê lên làm bàn. Bếp ăn tập thể chỉ đủ làm nơi nấu nướng, còn nơi ăn thì đã có bàn ghế xếp đặt ở hội trường hoặc các em đem về phòng ở để ăn. Hồi đó, nước máy còn hiếm, chỉ đủ dùng nấu ăn, còn tắm giặt thì nhờ vào hai cái giếng khoan để dùng. Một giếng đặt gần tập đoàn và khu cán bộ, giáo viên; một giếng gần khu nội trú học sinh.
Sau gần bốn năm liên tục, vừa duy trì các hoạt động dạy học bình thường ở xã Hưng Lộc, vừa tích cực xây dựng trường ở một địa điểm mới, đến mùa hè năm 1981, trường chính thức được di chuyển và dừng chân tại địa điểm ngày nay là số 119 – Lê Hồng Phong, thành phố Vinh. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường.
Những năm sau đó, do yêu cầu và nhiệm vụ của trường chuyên cùng với sự mở rộng về quy mô lớp học nên nhà trường có kế hoạch xây dựng thêm và nâng cấp các cơ sở đã có. Cụ thể có thể nêu ra một số việc làm chủ yếu sau:
– Năm 1991: xây dựng nhà A1 có 3 tầng, gồm 18 phòng học.
– Ngày 18/2/1995: tại trung tâm khuôn viên của trường đã diễn ra Lễ khánh thành trọng thể tượng cụ Phan Bội Châu với sự chứng kiến của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở VHTT cùng các phóng viên báo đài Trung ương, địa phương. Sự kiện khánh thành tượng cụ Phan đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần lớn lao cho thầy trò trường Phan viết tiếp truyền thống của mái trường nơi ươm mầm những tài năng.
– Năm 1995: hoàn thành gara để xe của giáo viên và học sinh.
– Từ năm 1997: xây dựng hai dãy nhà nội trú tập thể cấp 4 sau nhà hiệu bộ (gồm sáu phòng cho giáo viên và học sinh).
– Năm 1998: làm đường rải thảm nội bộ.
– Năm 1999 – 2000: xây dựng nhà A2 gồm 18 phòng học và nhà Hiệu bộ A3 2 tầng, gồm 1 phòng Hội đồng và 9 phòng làm việc.
– Đặc biệt, từ năm học 2001 – 2002, sau khi UBND Tỉnh phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, trường đã được từng bước đầu tư, nâng cấp, cải tạo và làm mới nhiều công trình, như: xây dựng nhà công vụ giáo viên, nhà nội trú giáo viên, nhà đa chức năng, nhà học chuyên dụng 3 tầng với các phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ, phòng tin học truy cập internet, các phòng bộ môn, nhà nội trú 4 tầng và căng tin dành cho học sinh, trạm biến thế riêng của nhà trường … Cùng với những việc trên, hàng năm nhà trường đã đầu tư kinh phí để mua sắm các thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí phục vụ cho thầy và trò. Cũng với đề án này, BGH nhà trường đã tham mưu, đề nghị UBND Tỉnh, Thành phố cấp thêm đất để mở rộng khuôn viên nhà trường. Với việc mở rộng thêm 4500 m2 ở phía sau đã làm thay đổi cục diện khu thể thao, không chỉ có nhà đa chức năng, nhà trường còn có khu vực sân vận động phục vụ các hoạt động thể chất. Khuôn viên nhà trường đầy đủ các hạng mục cơ bản phục vụ tốt việc dạy và học, tọa lạc trên 20.000 m2.
– Từ năm 2012 – 2014, để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm hệ chuyên, 40 năm ngày thành lập trường và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, được sự giúp đỡ đầu tư của Tỉnh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường đã cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới nhiều công trình. Khuôn viên trường học đã đảm bảo khang trang, sạch sẽ, thoáng mát để phục vụ tốt cho các hoạt động dạy học và đón chào đại lễ. Tổng quan về cơ sở vật chất của trường hiện nay như sau :
+ Khuôn viên trường có diện tích 20.000m2, có cổng trường, tường rào bao quanh kiên cố, vững chắc.
+ Trường có 6 dãy nhà cao tầng trong đó có 1 dãy nhà làm việc của Hiệu vụ, 1 dãy nhà cho học sinh nội trú.
+ Tổng số phòng học của trường là 35 phòng học được bố trí trong 3 dãy được kết nối bằng cầu vượt với hệ thống chiếu sáng và quạt mát đủ tiêu chuẩn học 1 ca.
+ 4 phòng thực hành thí nghiệm ở 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
+ 3 phòng học Tin học với tổng số gần 100 máy vi tính có kết nối internet.
+ 4 phòng học có lắp đặt máy chiếu, màn hình thông minh và các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học giáo án điện tử.
+ 5 phòng học chuyên dụng Ngoại Ngữ
+ 2 phòng đọc thư viện với hơn 18.000 bản sách.
+ 1 nhà giáo dục thể chất đa chức năng.
+ 1 phòng Truyền thống với đầy đủ tư liệu, sa bàn lịch sử.
+ 1 sân vận động dành cho các tiết học thể dục, giáo dục quốc phòng ngoài trời và các sinh hoạt thể thao với kích thước 35m x 70m.
+ Có đầy đủ phòng làm việc cho Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, phòng hội đồng, phòng hội trường.
+ Có đầy đủ các công trình vệ sinh khép kín cho giáo viên và học sinh.
+ Sân trường được lát gạch hoặc bê tông và được trồng nhiều cây xanh, cây cảnh xanh sạch đẹp, có vườn hoa và khu vực tưởng niệm cụ Phan Bội Châu.
Với tầm nhìn chiến lược, nhằm phát huy truyền thống quê hương “xứ Nghệ đất học” và những lợi thế chính trị, xã hội, văn hóa, … cho việc thực hiện thành công nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về xây dựng nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 02/04/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 1317 QĐ.UBND.VX phê duyệt đề án Xây dựng và phát triển trường THPT Chuyên Phan Bội Châu trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao giai đoạn 2010 – 2020. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án dự kiến hơn 302 tỷ đồng. Mục tiêu chung của đề án là đầu tư xây dựng trường trở thành trường THPT Chuyên trọng điểm, chất lượng cao của khu vực Bắc Trung Bộ, ngang tầm khu vực và quốc tế, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Nhà trường được cấp khu đất ở xã Nghi Ân thành phố Vinh với diện tích 7,5 ha với đầy đủ các hạng mục hiện đại, phục vụ tốt nhu cầu dạy học trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Những chủ trương, chính sách đúng đắn, sự quan tâm sâu sắc đó của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã mở ra cho Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu một vận hội mới, một bước ngoặt mới để vươn đến một tầm cao mới với quy mô hiện đại, khang trang đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.
2. Quy mô trường lớp.
Từ những lớp chuyên Văn, chuyên Toán “đặc biệt” đầu tiên đến năm học 1986-1987, trường Phan đã chính thức mở thêm lớp chuyên Lý, năm học 1989-1990 mở thêm lớp chuyên Anh, năm học 1990 – 1991 lớp chuyên Nga đầu tiên đã được hình thành.Các lớp chuyên đầu tiên này đã đặt nền móng để nhà trường có cơ sở phát triển đầy đủ các môn chuyên sau này.
Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh, từ năm học 1997 – 1998, trường tiếp tục mở thêm các lớp chuyên Hóa, chuyên Sinh, chuyên Tin, chuyên Pháp, chuyên Sử, chuyên Địa.
Từ năm học 2002 – 2003 đến năm học 2006 – 2007, tổng số lớp toàn trường giao động 34 – 35 lớp (trong đó có 1 đến 2 lớp không chuyên).
Bắt đầu từ năm học 2007 – 2008 trường luôn duy trì 33 lớp với 11 môn chuyên: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Anh, Pháp, Nga.
Sự phát triển đầy đủ các môn chuyên đã đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng học sinh có năng khiếu ở tất cả các môn học, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
II. HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
Song song với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, nhà trường chú trọng từng bước kiện toàn các tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.
1. Hệ thống các tổ chức
a. Chi bộ:
Bí thư chi bộ:
– Từ năm 1981 đến năm 1986: Thầy Trần Hữu Dinh
– Từ năm 1986 đến năm 1996: Thầy Lê Ngọc Hồ
– Từ năm 1996 đến năm 2002: Thầy Nguyễn Hữu Đắc
– Từ năm 2002 đến năm 2004: Cô Đinh Thị Lệ Thanh
– Từ năm 2004 đến năm 2014 : Thầy Đậu Văn Mùi
Chi bộ Đảng của nhà trường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2014 có 58 Đảng viên, là chi bộ trực thuộc Đảng bộ thành phố Vinh. Công tác phát triển Đảng được tiến hành thường xuyên, bên cạnh công tác phát triển Đảng cho các giáo viên, cán bộ, từ năm 2000 đến nay còn tổ chức kết nạp Đảng cho các học sinh. Đặc biệt, năm học 2012 – 2013, đã kết nạp được 17 học sinh ưu tú vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Chi bộ Đảng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu luôn được công nhận là “Chi bộ trong sạch vững mạnh” trong nhiều năm liên tục, được Tỉnh ủy và Thành ủy tặng cờ và Bằng khen. Hàng năm 100% số lượng Đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
b. Ban Giám hiệu
– Từ 1981 – 1996: Hiệu trưởng: thầy Đinh Văn Thông; Phó Hiệu trưởng: thầy Cao Ngọc Thi (1974 – 1983), thầy Hoàng Hồ (1976 – 1986), thầy Đinh Văn Tấn (1982 – 1983), thầy Trần Hữu Dinh (1984 -1993), thầy Nguyễn Hữu Đắc (1991 – 1996).
– Từ 1996 – 2002: Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Hữu Đắc; Phó Hiệu trưởng: thầy Phan Huy Tuấn (1996 – 2002), cô Đinh Thị Lệ Thanh (1996 – 2001), thầy Đậu Văn Mùi (2001 – 2004).
– Từ năm 2002 – 2004: Hiệu trưởng: cô Đinh Thị Lệ Thanh; Phó Hiệu trưởng: thầy Đậu Văn Mùi (2001 – 2004), thầy Ngô Sỹ Thủy (2003), thầy Ngô Xuân Phúc (2004).
– Từ năm 2004 đến 2014: Hiệu trưởng: thầy Đậu Văn Mùi; Phó Hiệu trưởng: thầy Ngô Sỹ Thủy, thầy Ngô Xuân Phúc, cô Nguyễn Thị Kim Chi (2005 – 2009), cô Nguyễn Thị Giang Chi (2009).
Các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu luôn nắm vững chủ trương chính sách của của Đảng và Nhà nước thường xuyên có những đổi mới phương thức, cải tiến lề lối làm việc, đặc biệt đã đoàn kết nhất trí, cộng tác chặt chẽ với nhau để làm việc có hiệu quả.
c. Công đoàn nhà trường:
Chủ tịch Công đoàn:
– Từ năm 1981 đến năm 1996: gồm các thầy Nguyễn Hữu Đắc, thầy Lương Sỹ Quỳnh
– Từ năm 1996 đến năm 2002: thầy Lê Ngọc Hồ
– Năm 2003: thầy Ngô Sỹ Thủy
– Từ năm 2003 đến năm 2004: thầy Ngô Xuân Phúc
– Từ năm 2004 đến năm 2014 : thầy Nguyễn Văn Đức
Công đoàn nhà trường luôn động viên, tập hợp đoàn viên tự giác và sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm là dạy tốt và có tác dụng lớn trong việc giải quyết tư tưởng, tháo gỡ khó khăn cho các cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. Công đoàn đã tham mưu với Lãnh đạo nhà trường nhiều biện pháp để tăng quỹ phúc lợi tập thể làm phần thưởng cho giáo viên, học sinh, thăm hỏi các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã nghỉ hưu, lúc đau ốm, hoạn nạn và tham gia các hoạt động từ thiện khác. Năm 2004, lãnh đạo nhà trường đã lập tờ trình xin UBND Tỉnh quy hoạch một khu vực đất tại đồng Cánh Phượng (xã Nghi Phú, thành phố Vinh) với giá ưu đãi cho các giáo viên chưa có điều kiện mua đất, đang ở nhà tập thể của trường.
Những hoạt động đầy ý nghĩa này của lãnh đạo nhà trường đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện và hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược của nhà trường, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo nhà trường đối với giáo viên, học sinh.
Trong Hội đồng giáo dục, nữ cán bộ giáo viên luôn là lực lượng đông đảo. Vì vậy, Công đoàn đã kết hợp chặt chẽ với nhà trường, các đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chị em và động viên chị em tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn, hoạt động đoàn thể. Ban Nữ công luôn đổi mới chương trình hoạt động nên ngày càng thu hút sự tham gia của chị em.
d. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
Bí thư Đoàn trường:
– Từ năm 1981 đến năm 1996: thầy Nguyễn Quang Phú, học sinh Tạ Quang Đôn, học sinh Hồ Sỹ Hồng, học sinh Trần Anh Nghĩa
– Từ năm 1996 đến năm 1998: Thầy Trần Đức Sáu
– Từ năm 1998 đến năm 2002: Cô Nguyễn Thị Kim Chi
– Từ năm 2002 đến năm 2011: Thầy Nguyễn Tiến Dũng
– Từ năm 2011 đến năm 2014: Thầy Nguyễn Tường Lân
Hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường luôn thúc đẩy phong trào dạy tốt – học tốt, rèn luyện tu dưỡng trong giáo viên và học sinh. Cùng với việc tổ chức thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, Đoàn trường còn chủ động tổ chức thực hiện tốt nề nếp học tập và sinh hoạt trong học sinh. Công tác phát động và duy trì phong trào thi đua, tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại các chi đoàn đã kích thích mạnh mẽ các phong trào chung: phong trào Xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc, phong trào Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT thường nhật và trong các ngày lễ lớn đã trở thành hoạt động thường xuyên, có hiệu quả và thu hút được đông đảo đoàn viên – thanh niên hăng hái tham gia. Đội Văn nghệ của Chi đoàn giáo viên đạt 1 giải Nhất và 1 giải Nhì “Hội diễn Văn nghệ các CĐGV TP Vinh”, đội bóng đá CĐGV 2 lần vô địch, 1 lần đạt giải Ba “Giải bóng đá các CĐGV TP Vinh”. Đoàn trường đã phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: CLB Tiếng Anh, CLB Tiếng Pháp, CLB Tiếng Nga, CLB Văn học dân gian, CLB Hóa học vui mang đậm bản sắc của các lớp chuyên, từ đó phát hiện những nhân tố mới cho phong trào Đoàn. Tổ chức các hoạt động về nguồn như: tổ chức tham quan tại Ngã ba Đồng Lộc, thăm Khu di tích Kim Liên, tham gia ngày giỗ cụ Phan hàng năm ở Nam Đàn. Đoàn trường cũng đã tổ chức cho nhiều đoàn viên thanh niên đi tham quan dã ngoại ở rừng quốc gia Pù Mát, rừng quốc gia Cúc Phương, di sản Phong Nha – Kẻ Bàng, chùa Bái Đính – Tràng An, thăm cố đô Hoa Lư, thành Nhà Hồ… Đoàn trường còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực vì cộng đồng như ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi làng SOS, ủng hộ hội người mù, ủng hộ các học sinh và cựu giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, mắc các bệnh hiểm nghèo. Xây dựng các “Công trình Thanh niên” làm đẹp cảnh quan nhà trường.
Với các thành tích đạt được, Đoàn Trường THPT chuyên Phan Bội Châu luôn được xếp là đơn vị xuất sắc trong phong trào hoạt động Đoàn và công tác thanh niên của thành phố Vinh, của tỉnh Nghệ An, được Trung ương Đoàn tặng Cờ thi đua và 2 Bằng khen. Năm 2014, Đoàn trường được Trung ương Đoàn khen về công tác bồi dưỡng và phát triển Đảng trong học sinh. Các đồng chí Bí thư Đoàn trường được Thành đoàn, Tỉnh đoàn, Trung ương đoàn khen thưởng nhiều lần. Một số đồng chí Bí thư Đoàn trường đã trở thành các cán bộ lãnh đạo như: đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi, hiện là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, hiện là Trưởng phòng Giáo dục trung học Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An; đồng chí Nguyễn Tường Lân hiện là Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lê Viết Thuật; đồng chí Trần Anh Nghĩa là giảng viên Trường Đại học Vinh… Nhiều đoàn viên tiêu biểu của trường được trao giải thưởng Lý Tự Trọng, là gương mặt trẻ tiêu biểu của tỉnh Nghệ An và của toàn quốc.
e. Ban đại diện cha mẹ học sinh
Bên cạnh sự nỗ lực của thầy và trò, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường. Vào đầu năm học, Ban đại diện tổ chức Đại hội đại biểu phụ huynh toàn trường để đề ra phương hướng hoạt động của năm và bầu ra Ban chấp hành gồm từ 3 – 5 người. Hội xây dựng được một truyền thống khá mạnh về tổ chức cũng như hiệu quả trong các việc làm cụ thể, thiết thực: vận động phụ huynh thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hàng năm, trích một phần kinh phí làm quỹ khuyến học kịp thời động viên giáo viên và học sinh có thành tích cao trong giảng dạy và học tập, kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác rèn luyện giáo dục học sinh…
Chặng đường 33 năm (1981 – 2014) của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ để nâng cao chất lượng đội ngũ.
Năm học đầu tiên tại cơ sở mới – 48 Lê Hồng Phong, thành phố Vinh (1981 – 1982), Hội đồng giáo dục có 29 thầy cô giáo: thầy Đinh Văn Thông, thầy Cao Ngọc Thi, thầy Hoàng Hồ, thầy Trần Văn Bỉnh, thầy Dương Đình Thanh, thầy Nguyễn Hữu Đắc, thầy Nguyễn Trọng Huấn, thầy Nguyễn Duy Đào, thầy Phan Huy Tuấn, cô Nguyễn Thị Lý, cô Nguyễn Thị Hương, cô Trần Thị Bích Diệp, thầy Trần Hữu Dinh, cô Nguyễn Thị Mai Hoa, thầy Lương Sỹ Quỳnh, thầy Lê Đức Kiêm, cô Lưu Thị Bê, thầy Phan Huy Tỉnh, thầy Lê Thái Phong, thầy Lê Hồ, cô Nguyễn Thị Lan, thầy Nguyễn Văn Kiên, cô Hoàng Thị Nghĩa, thầy Nguyễn Quang Phú, thầy Phạm Viết Phương, thầy Nguyễn Lân, thầy Nguyễn Tấn Dương, thầy Lê Khuê Nghệ, thầy Phạm Văn Minh.
Trong quá trình phát triển đi lên của trường, từ 1982 – 1994, bên cạnh các thầy cô cũ đến tuổi nghỉ hưu hay chuyển công tác, lần lượt trường Phan được tiếp nhận các giáo viên, công nhân viên mới: thầy Bùi Đắc Sơn (Toán), thầy Đinh Hưng An (Vật lý), thầy Thái Doãn Thuyên (Sinh học), thầy Ngô Xuân Vinh (Ngữ văn), thầy Vũ Thế Dũng (Thể dục), cô Đinh Thị Lệ Thanh (Toán), cô Ngô Thị Thành, cô Vương Thị Liên (Tiếng Anh), cô Nguyễn Thị Kim Chi (Ngữ văn), thầy Thái Viết Thảo (Toán), thầy Trần Thúc Toàn (Vật lý), thầy Nguyễn Hoàng Thảo (Vật lý), cô Nguyễn Thị Việt, cô Nguyễn Thị Thu, cô Bùi Thị Lục ở Tổ Hành chính.
Bắt đầu từ cuối năm học 1995 – 1996 trở đi, cùng với sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học, một trong những nhân tố luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm là vấn đề xây dựng đội ngũ. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế tri thức, nhà trường thường xuyên có nhiều tham mưu, đề xuất với Sở để có những giải pháp trong việc điều động và tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên qua từng năm học cũng như phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Trường và Sở đã tổ chức tốt các kỳ thi tuyển, điều động trực tiếp các giáo viên có năng lực dạy chuyên, có kinh nghiệm và tâm huyết từ các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh với nhiều chính sách thu hút nhân tài, “chiêu hiền đãi sĩ”. Nhà trường cũng ưu tiên tuyển chọn các cựu học sinh tốt nghiệp đại học khá giỏi, nhất là các em học sinh giỏi quốc gia. Cụ thể là:
Từ năm 1995 – 2000, gồm có các thầy cô: thầy Trần Đức Sáu (Tin học), thầy Ngô Sỹ Thủy (Toán), thầy Nguyễn Thế Lữ (Lịch sử), thầy Đậu Văn Mùi (Vật lý), thầy Ngô Xuân Phúc (Lịch sử), thầy Nguyễn Sỹ Nam (Địa lý), cô Nguyễn Thị Tỵ (Ngữ văn), cô Cao Thị Lan Thanh (Tin học), cô Nguyễn Thị Kim Khánh (Sinh học), cô Nguyễn Thị Liễu (Sinh học), cô Trương Nguyệt Minh (Địa lý), cô Nguyễn Thị Kim Hoa (Thể dục), cô Trần Thị Hoa (GDCD), thầy Trần Vũ Bảo (Ngữ văn), thầy Nguyễn Văn Đức (Hóa học), thầy Nguyễn Hoàng Hỷ (Toán), thầy Tô Bá Long (Hóa học), cô Nguyễn Thị Hải (Tiếng Anh), cô Nguyễn Thị Thu Hường (Sinh học), cô Lê Lương Tâm (Ngữ văn), cô Lê Thu Hương (Anh văn), cô Lâm Thu Hương (Pháp văn), cô Bùi Thị Thu Hằng (Ngữ văn), thầy Nguyễn Danh Bơ (Vật lý), thầy Võ Thanh Hải (Toán), thầy Phan Chí Nghĩa (Tiếng Anh), thầy Nguyễn Viết Chí (Hóa học), cô Nguyễn Thị Giang Chi (Ngữ văn), thầy Nguyễn Tiến Dũng, thầy Phan Văn Thái (Toán), thầy Trần Văn Nga (Vật lý), thầy Trần Mộng Lai, thầy Lê Ngọc Hùng (Sinh học), cô Ngô Thị Thu Hiền (Ngữ văn), cô Lê Thị Thơ An (Vật lý), cô Lê Thị Lan (Hóa học), cô Phạm Thị Hoa Lê (Thư viện).
Từ năm 2001 – 2005, có các thầy Hồ Xuân Hùng (Địa lý), thầy Lê Văn An (Toán), thầy Trần Trung Hiếu, cô Nguyễn Thị Mai Chi (Lịch sử), cô Phan Thị Nga, cô Dương Minh Nguyệt, cô Nguyễn Thúy Anh, thầy Trần Vũ Đức (Ngữ văn), thầy Phạm Sỹ Nam (Toán), cô Lê Thị Mỹ Duyên (Tiếng Anh), cô Nguyễn Thị Thanh Hà (Sinh học), thầy Phan Xuân Sanh (Vật lý), thầy Phạm Trung Dũng (Thể dục), cô Lê Thị Lý (Kỹ thuật nông nghiệp), cô Đào Thị Lý (Vật Lý), thầy Lê Ngọc Bằng (Toán học), thầy Nguyễn Văn Hạnh (Vật lý), thầy Nguyễn Lương Phùng (Sinh học), cô Trần Thị Minh Nguyệt, cô Lê Thị Thanh Thủy (Tiếng Nga), thầy Hoàng Thanh Phong (Hóa học), cô Võ Thị Lý (Vật lý – Công nghệ), thầy Tăng Nam Long (Tin học), thầy Lê Văn Kiên (Tiếng Pháp), thầy Nguyễn Tường Lân (Hóa học), cô Lê Thị Long (GDCD), cô Phan Thị Thiều Hoa, cô Trần Thị Quỳnh Anh (Hóa học), cô Đặng Thị Kim Oanh (Tiếng Anh), cô Tạ Quỳnh Trang (Ngữ văn), cô Nguyễn Thị Mỹ Hảo, cô Nguyễn Thị Thanh Mỹ (Tiếng Anh), cô Lê Thị Nhung (Tin học), cô Nguyễn Thị Mai Hương, cô Nguyễn Thị Thu Hương (Tiếng Anh), cô Đặng Như Thường (Lịch sử), thầy Trần Ngọc Thắng (Vật lý), thầy Hồ Điện Biên, thầy Đậu Hoàng Hưng, cô Lê Thị Việt Anh, cô Tô Hải Hà (Toán), cô Nguyễn Thị Hoa Huệ (Địa lý), cô Nguyễn Thị Thanh Bình (Toán), thầy Thái Văn Phúc (Thể dục).
Từ năm 2006 – 2014, có các thầy Nguyễn Trọng Đạt, cô Nguyễn Thị Tú Ngọc (Toán), cô Nguyễn Thị Hải Lý (Ngữ văn), cô Nguyễn Thị Hồng Oanh, cô Trần Thị Thủy (GDCD), cô Lê Thị Hồng Thắm (Thể dục), cô Đặng Thị Quỳnh Giang (Lịch sử), cô Nguyễn Thị Hoàng Lân (Tiếng Anh), thầy Phan Đức Sơn (Địa lý), cô Phạm Thị Thu Hường (Tin học), thầy Mai Văn Quyền (Công nghệ), cô Nguyễn Thị Kiều Dung (Thể dục), cô Bùi Thị Bích Hậu, cô Lê Thị Phương (Lịch sử), cô Lê Thị Kim Ngân (Địa lý), thầy Phạm Quốc Tuấn (Vật lý), cô Phan Thị Vân (Hóa học), cô PhanThị Hiền Anh (Công nghệ), thầy Lưu Anh Hùng, thầy Hồ Sỹ Linh (Vật lí), cô Đậu Thị Hiền, thầy Nguyễn Hoàng Hiển (Toán), Cô Hoàng Thị Hà (Tiếng Anh), cô Nguyễn Thị Bi, cô Nguyễn Thị Hoài An, cô Phạm Thanh Lê, cô Hoàng Thị Hiền Lương (Ngữ Văn), cô Phạm Thị Thanh Hương (Tiếng Anh), thầy Trần Việt Thanh (Tin học), thầy Đào Nguyên Sử (Toán), cô Đỗ Thị Thanh Hà (Ngữ văn), thầy Hoàng Đình Hùng (Hóa học), cô Nguyễn Thị Hương Giang (Công nghệ), cô Lê Thị Lan (Địa lý), cô Trần Thị Thủy (Công nghệ), cô Lê Thanh Huyền (Ngữ văn), cô Nguyễn Thị Hằng (Địa lý), cô Nguyễn Thị Hoàn (Kế toán), cô Nguyễn Thị Hùng (Thủ quỹ), cô Vũ Quỳnh Nga (Nhân viên kĩ thuật – phụ trách phòng máy), cô Nguyễn Thùy Linh (Y tế), cô Đinh Thị Nhung (Phụ tá thí nghiệm hóa học), cô Trần Thị Bé Hoa (Phục vụ), cô Nguyễn Thị Huyền (Kỹ sư phụ trách kỹ thuật phòng máy), cô Hoàng Thị Chung (Giáo vụ kiêm văn phòng), cô Thái Thị Huyền (Cán bộ thực hành – thiết bị thí nghiệm), cô Nguyễn Thị Giang (Quản sinh), cô Bùi Thị Hiền (Giáo vụ quản sinh).
Đến năm học 2013 – 2014, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu có 6 tổ chuyên môn, 1 tổ hành chính với 107 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đội ngũ giáo viên giai đoạn này mạnh về chất lượng với 4 người có trình độ tiến sĩ: thầy Hoàng Thanh Phong, thầy Phạm Sỹ Nam, thầy Đậu Hoàng Hưng, thầy Lê Văn An và có 88 người có trình độ thạc sĩ.
Nhiều cán bộ và giáo viên đã được mời tham dự nhiều Hội thảo Quốc gia, Quốc tế với các bài phát biểu và tham luận có chất lượng cao, nhiều bản tham luận được đăng tải trên các Kỷ yếu Khoa học và Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: thầy Ngô Xuân Phúc (giáo viên Lịch sử), thầy Lê Văn An, thầy Đậu Hoàng Hưng, thầy Phạm Sỹ Nam (giáo viên Toán), thầy Trần Văn Nga (giáo viên Vật lý), thầy Hoàng Thanh Phong (giáo viên Hóa học), Trần Mộng Lai (giáo viên Sinh học), cô Trần Thị Minh Nguyệt (giáo viên Tiếng Nga)…
Nhiều giáo viên cốt cán ở các bộ môn được Bộ GD&ĐT và các cơ quan Vụ, Viện, Trung tâm nghiên cứu mời tham gia Hội thảo chuyên gia, Hội thảo Quốc gia, Hội thảo Quốc tế (thầy Trần Văn Nga, thầy Đậu Hoàng Hưng, thầy Phạm Sỹ Nam, thầy Trần Mộng Lai, …), tham gia vào Hội đồng phản biện, thẩm định sách giáo khoa mới của Bộ như cô Nguyễn Thị Tỵ (môn Văn), thầy Phan Chí Nghĩa (môn Tiếng Anh), cô Trần Thị Minh Nguyệt (môn Tiếng Nga)…
Ở giai đoạn này, nhiều thầy cô giáo tuy tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, nhưng đã bước đầu khẳng định được tài năng của mình về thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, học sinh dự thi quốc tế và khu vực, chẳng hạn như: thầy Đậu Hoàng Hưng, thầy Hồ Sỹ Hùng, thầy Hồ Điện Biên, thầy Phan Văn Thái (môn Toán), thầy Trần Văn Nga, cô Lê Thị Thơ An, thầy Phan Xuân Sanh (môn Vật Lí), thầy Nguyễn Tường Lân, cô Trần Thị Quỳnh Anh, thầy Hoàng Thanh Phong, cô Lê Thị Lan (môn Hóa), thầy Trần Mộng Lai (môn Sinh), cô Cao Thị Lan Thanh, cô Lê Thị Nhung (môn Tin), cô Lê Lương Tâm, cô Ngô Thị Thu Hiền, cô Nguyễn Thị Hải Lý (môn Văn), cô Nguyễn Thị Hoa Huệ, thầy Phan Đức Sơn, cô Lê Thị Kim Ngân (môn Địa Lý), cô Bùi Thị Bích Hậu, cô Đặng Thị Quỳnh Giang (môn Lịch Sử), cô Trần Thị Minh Nguyệt, cô Lê Thị Thanh Thủy (môn Tiếng Nga), cô Nguyễn Thị Hải, thầy Phan Chí Nghĩa, cô Lê Thị Mỹ Duyên (môn tiếng Anh), thầy Lê Văn Kiên, cô Nguyễn Thị Kiều Hoa, cô Lâm Thu Hương (môn Tiếng Pháp).
Bên cạnh đó, nhiều thầy cô là lãnh đạo tổ chuyên môn, vừa tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có đóng góp lớn trong thành tích chung của tổ vừa làm tròn nhiệm vụ chuyển giao thế hệ để nối tiếp bề dày truyền thống của nhà trường như cô Nguyễn Thị Giang Chi, thầy Võ Thanh Hải, thầy Trần Đức Sáu, thầy Nguyễn Văn Hạnh, cô Ngô Thị Thu Hiền…
Ở giai đoạn này, nhà trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An ra các Nghị quyết và Quyết định quan trọng về các chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên nhà trường nhờ đó góp phần nâng cao thu nhập chính đáng, tạo điều kiện về vật chất và động lực làm việc của cho giáo viên, nhân viên. Đó là Nghị quyết số 110/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013, Quyết định số 09/2014 QĐ.UBND.VX ngày 20 tháng 01 năm 2014 về một số chính sách ưu đãi đối với Trường THPT chuyên Phan Bội Châu. Cũng theo các quyết định này, chính sách giáo viên có học sinh dự thi khu vực, quốc tế được đi theo đoàn học sinh với tư cách là quan sát viên đã tạo điều kiện để giáo viên được giao lưu học hỏi bạn bè quốc tế, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chế độ học bổng cho học sinh cũng được quy định rõ ràng chi tiết, góp phần hỗ trợ học sinh và tạo sức hút cho nguồn tuyển sinh hàng năm, thu hút học sinh giỏi từ khắp các huyện trong tỉnh.
Thông qua công tác bồi dưỡng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, hội đồng giáo dục nhà trường đã vươn lên dẫn đầu ngành giáo dục Nghệ An và xếp vào tốp đầu các trường chuyên toàn quốc về chất lượng đội ngũ. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên đã phát triển thành cán bộ lãnh đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Lãnh đạo các phòng ban của Sở như đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi nay là Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo, đồng chí Thái Viết Thảo – Trưởng phòng Quản lý chất lượng Sở Giáo dục – Đào tạo…
Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc đã đạt được trong công tác giảng dạy, Đảng, Nhà nước, Tỉnh và ngành giáo dục đã vinh danh nhiều danh hiệu cao quý cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.
Trường có 10 giáo viên được tặng Huân chương Lao động hạng Ba: thầy Đinh Văn Thông, thầy Lê Thái Phong, thầy Trần Thúc Toàn, thầy Phan Huy Tỉnh, cô Nguyễn Thị Tỵ, cô Ngô Thị Thành, thầy Nguyễn Lương Phùng, thầy Đậu Văn Mùi, thầy Ngô Xuân Phúc, thầy Trần Văn Nga.
+ Có 17 giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”: thầy Đinh Văn Thông, thầy Trần Văn Bỉnh, thầy Nguyễn Hữu Đắc, thầy Nguyễn Văn Kiên, thầy Phan Huy Tỉnh, thầy Lê Thái Phong, thầy Phan Huy Tuấn, thầy Đinh Hưng An, thầy Trần Thúc Toàn, cô Ngô Thị Thành, thầy Thái Doãn Thuyên, thầy Nguyễn Viết Chí, cô Nguyễn Thị Tỵ, thầy Đậu Văn Mùi, thầy Nguyễn Lương Phùng, thầy Nguyễn Văn Đức, thầy Lê Ngọc Hùng.
+ Thầy giáo Phan Huy Tỉnh – NGƯT, là giáo viên trung học phổ thông đầu tiên được nhận “Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm”.
+ Nhiều giáo viên được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen: thầy Nguyễn Hữu Đắc, thầy Phan Huy Tỉnh, thầy Phan Huy Tuấn, thầy Lê Thái Phong, Nguyễn Hoàng Thảo, thầy Nguyễn Viết Chí, cô Đinh Thị Lệ Thanh, cô Nguyễn Thị Tỵ, Thầy Trần Thúc Toàn, thầy Đậu Văn Mùi, cô Ngô Thị Thành, thầy Ngô Xuân Phúc, thầy Nguyễn Lương Phùng, cô Nguyễn Thị Kim Chi, thầy Ngô Sỹ Thủy, thầy Trần Văn Nga, thầy Võ Thanh Hải, cô Cao Thị Lan Thanh, cô Nguyễn Thị Hải.
+ Nhiều giáo viên được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng Khen: thầy Trần Hữu Dinh, thầy Nguyễn Hữu Đắc, thầy Phan Huy Tuấn, thầy Phan Huy Tỉnh, thầy Lê Thái Phong, thầy Thái Doãn Thuyên, cô Trần Thị Bích Diệp, cô Đinh Thị Lệ Thanh, cô Nguyễn Thị Tỵ, thầy Đậu Văn Mùi, thầy Ngô Xuân Phúc, thầy Trần Thúc Toàn, thầy Nguyễn Hoàng Thảo, thầy Nguyễn Hoàng Hỷ, thầy Nguyễn Danh Bơ, thầy Thái Viết Thảo, cô Ngô Thị Thành, thầy Tô Bá Long, thầy Nguyễn Lương Phùng, cô Nguyễn Thị Kim Chi, thầy Hồ Xuân Hùng, cô Trương Nguyệt Minh, thầy Trần Văn Nga, thầy Trần Đức Sáu, thầy Nguyễn Sỹ Nam, cô Nguyễn Thị Hải, cô Nguyễn Thị Giang Chi, cô Ngô Thị Thu Hiền, cô Cao Thị Lan Thanh, thầy Nguyễn Tiến Dũng, thầy Phạm Sỹ Nam, cô Lâm Thu Hương, cô Nguyễn Thị Hải Lý, thầy Lê Văn Kiên, thầy Đậu Hoàng Hưng, cô Lê Thị Long.
III. KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Các thế hệ học sinh của nhà trường đã làm rạng danh mái trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, bồi đắp thêm truyền thống hiếu học của quê hương xứ Nghệ với 29 lượt học sinh dự thi quốc tế và khu vực ở các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Tin học trong đó có 6 HCV, 6 HCB, 7 HCĐ, 3 Bằng khen.
Với hơn 1000 học sinh đạt giải quốc gia, trường luôn nằm trong top đầu cả nước. Đặc biệt năm học 2013 – 2014, trường xếp thứ nhất toàn quốc về kết quả học sinh giỏi quốc gia.
Năm học | Tổng số giải | Nhất | Nhì | Ba | KK | Học sinh thi khu vực, quốc tế |
1981 – 1982 | KK | |||||
1982 – 1983 | Ba | Đinh Văn Dũng thi Vật lý quốc tế | ||||
1983 – 1984 | KK | |||||
1984 – 1985 | Ba | 1 | 2 | |||
1985 – 1986 | Ba | 1 | 3 | 1 | Đoàn An Hải thi Toán quốc tế | |
1986 – 1987 | KK | 3 | ||||
1987 – 1988 | 6 | 1 | 4 | 1 | ||
1988 – 1989 | 4 | 1 | 3 | |||
1989 – 1990 | 6 | 1 | 5 | Nguyễn Hữu Trung thi Vật lý quốc tế | ||
1990 – 1991 | 9 | 1 | 3 | 5 | Phan Huy Tú giải Nhì Toán quốc tế | |
1991 – 1992 | 13 | 1 | 5 | 3 | 4 | Lương Xuân Vũ thi Vật lý quốc tế |
1992 – 1993 | 15 | 4 | 2 | 9 | Trương Bá Tú giải Nhì Toán quốc tế | |
1993 – 1994 | 19 | 2 | 6 | 11 | ||
1994 – 1995 | 12 | 1 | 7 | 4 | ||
1995 – 1996 | 19 | 1 | 10 | 8 | ||
1996 – 1997 | 29 | 1 | 3 | 13 | 12 | Nguyễn Cảnh Hào giải Nhì Toán quốc tế |
1997 – 1998 | 27 | 1 | 4 | 11 | 11 | |
1998 – 1999 | 36 | 20 | 16 | Hồ Ngọc Kỳ giải Nhì Toán châu Á – Thái Bình Dương | ||
1999 – 2000 | 44 | 1 | 2 | 28 | 13 | Đào Anh Đức giải Ba Vật lý quốc tế và Châu Á |
2000 – 2001 | 42 | 6 | 18 | 18 | ||
2001 – 2002 | 39 | 1 | 1 | 15 | 22 | Đào Thanh Hải giải Nhì Hóa quốc tế |
2002 – 2003 | 38 | 2 | 9 | 15 | 12 | |
2003 – 2004 | 43 | 5 | 23 | 15 | Phạm Trọng Trường giải Ba Vật lý châu Á | |
2004 – 2005 | 69 | 2 | 12 | 27 | 28 | Võ Hoàng Biên thi Vật lý châu Á |
2005 – 2006 | 69 | 1 | 12 | 20 | 36 | Phan Hữu Thành HCĐ Vật lý châu Á |
2006 – 2007 | 49 | 16 | 20 | 13 | Nguyễn Tất Nghĩa 2 HCV quốc tế, 1 HCV châu Á | |
2007 – 2008 | 49 | 2 | 10 | 23 | 14 | |
2008 – 2009 | 54 | 2 | 12 | 27 | 13 | |
2009 – 2010 | 63 | 6 | 15 | 27 | 15 | Nguyễn Trung Hưng BK Vật lý châu Á
Hồ Sỹ Việt Anh và Nguyễn Cảnh Toàn dự thi Tin học quốc tế |
2010 – 2011 | 82 | 3 | 16 | 41 | 22 | Nguyễn Trung Hưng HCĐ Vật lý châu Á
Nguyễn Huy Hoàng HCV Vật lý quốc tế, HCĐ Vật lý châu Á Nguyễn Đình Hội HCB Vật lý quốc tế |
2011 – 2012 | 70 | 3 | 14 | 34 | 19 | |
2012 – 2013 | 73 | 4 | 21 | 32 | 16 | Thái Đình Phúc HCĐ Tin học châu Á,
Cao Ngọc Thái Bằng khen Vật lý châu Á |
2013 – 2014 | 84 | 4 | 33 | 33 | 14 | Cao Ngọc Thái Huy chương Vàng Vật lý Châu Á, Huy chương Vàng Vật lý Quốc tế, Nguyễn Phương Trang Huy chương Bạc Tiếng Nga Quốc tế, Nguyễn Ngọc Khánh Huy chương Đồng Vật lý Châu Á. |
Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là một trường chuyên có bề dày lịch sử và truyền thống dạy tốt, học tốt. Nhà trường không chỉ chăm lo chất lượng giáo dục mà luôn quan tâm chú trọng chất lượng đạo đức cho học sinh. Đó là sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức thông qua giờ học chính khóa và các buổi học giáo dục ngoài giờ lên lớp, là các hoạt động học tập, tham quan ngoại khóa ở các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, là các hoạt động theo chủ đề các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước gắn liền với các chủ điểm trong năm học do Nhà trường và Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức.
Vì vậy, các thế hệ học sinh của trường từ trước đến nay hầu hết là những học sinh có hạnh kiểm tốt, lễ phép với thầy cô, quan hệ tốt với bạn bè, luôn chấp hành nội quy, nề nếp của nhà trường. Nhiều thế hệ học sinh trường Phan ngoài nhiệm vụ học là chính còn tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, có ý thức bảo vệ của công, chăm lo giữ gìn vệ sinh môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”. Từ năm học 2008 – 2009, hưởng ứng phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, học sinh trường Phan đã tham gia nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là liên tục nhiều năm duy trì tốt hoạt động chăm sóc Khu di tích và Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu tại Nam Đàn.
Từ khi có chủ trương phát triển Đảng trong học sinh, từ năm học 2000 – 2001 đến nay, có 70 em học sinh xuất sắc, có kết quả học tập và tu dưỡng, rèn luyện tốt đã được kết nạp Đảng CSVN. Sau khi tốt nghiệp THPT, những học sinh này đều tiếp tục phấn đấu tu dưỡng và học tốt ở các trường Đại học hay nơi công tác.
Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao. Hàng năm, hầu hết học sinh xếp loại học lực giỏi, 100% học sinh đậu tốt nghiệp và đậu vào các trường đại học trong đó rất nhiều em đậu vào các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước. Hàng năm, nhiều học sinh nhà trường đạt thủ khoa, á khoa trong kỳ thi tuyển sinh đại học, nhiều học sinh nhà trường được UBND khen thưởng thành tích đậu đại học điểm cao. Đặc biệt, năm 2010 – 2011, trường xếp thứ nhất trên toàn quốc về học sinh đạt điểm cao với 34 em đạt 27 điểm trở lên, trong đó có em Tăng Văn Bình là học sinh duy nhất trên cả nước đạt điểm tuyệt đối 30/30 điểm được diện kiến Chủ tịch nước tại Phủ chủ tịch. Năm 2012 – 2013 có em Nguyễn Thành Trung đạt thủ khoa khối A với 30/30 điểm duy nhất trên toàn quốc và có 90 em được UBND Tỉnh tặng Bằng khen về kết quả thi vào Đại học đạt điểm cao, trong đó có 6 em đạt thủ khoa. Trường Phan đã đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo cho tỉnh Nghệ An vẫn là tỉnh có số lượng và chất lượng học sinh dự thi đạt điểm cao trong thi tuyển sinh vào Đại học năm 2013.
Tính đến 2014 đã có hơn 11.000 học sinh các thế hệ vào đại học trong và ngoài nước, với nhiều thủ khoa các trường danh tiếng đã góp phần quan trọng vào việc tạo nguồn đào tạo cán bộ chất lượng cao vừa hồng vừa chuyên.
IV. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Trong giai đoạn từ 1981 đến 2014, nhà trường được tặng thưởng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý.
1. Nhà trường
– Liên tục nhiều năm được công nhận Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc.
– Được UBND tỉnh Nghệ An tặng 12 Bằng khen và 1 Cờ thi đua (1992 – 1993).
– Được Bộ GD&ĐT tặng nhiều Bằng khen (năm 1994, 1998, 1999, 2003, 2009) và Cờ thi đua (1993 – 1994)
– Được Chính phủ tặng Cờ thi đua (năm 1993 và 2007)
– Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động các hạng:
+ Hạng Ba (1994)
+ Hạng Nhì (1999)
+ Hạng Nhất (2004)
– Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba (2009)
– Được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động (2013).
2. Chi bộ nhà trường
– Liên tục được Thành ủy Vinh công nhận Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
– Đặc biệt từ năm học 2006 – 2007 đến 2014, được công nhận Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
– Năm 2009, được Đảng bộ tỉnh Nghệ An tặng bằng khen cho tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh 3 năm liền.
– Năm 2010, được Đảng bộ thành phố Vinh tặng giấy khen “Đơn vị tiêu biểu trong 4 năm thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3. Công đoàn nhà trường
Công đoàn nhà trường luôn luôn là Công đoàn cơ sở xuất sắc, được Công đoàn ngành giáo dục và Tổng liên đoàn lao động tặng bằng khen:
– Năm 2008 được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Cờ thi đua.
– Năm 2010, 2011 được BCH Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
– Năm 2010 được Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng Cờ thi đua.
4. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường luôn được xếp loại xuất sắc của thành đoàn Vinh và tỉnh đoàn Nghệ An, được Tỉnh đoàn Nghệ An tặng Bằng khen nhiều năm liên tục, được Trung ương đoàn tặng 2 Cờ thi đua (2001 – 2002, 2002 – 2003) và tặng Bằng khen năm 2009.
V. NHỮNG DẤU ẤN ĐẶC BIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 1981 – 2014.
– Năm 1983: em Đinh Văn Dũng học sinh đầu tiên của trường tham dự kỳ thi Olympic Quốc tế môn Vật lý.
– Năm 1986: em Đoàn An Hải dự thi Olympic Toán quốc tế.
– Năm 1990: em Nguyễn Hữu Trung dự thi Olympic quốc tế môn Vật lý.
– Năm 1991: em Phan Huy Tú giành Huy Chương Bạc Olympic Toán quốc tế.
– Từ cuối năm 1991, Chính phủ quyết định tách Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh : Nghệ An và Hà Tĩnh, trường năng khiếu Nghệ Tĩnh đổi tên thành Trường THPT chuyên Phan Bội Châu Nghệ An.
– Năm 1991: em Lương Xuân Vũ dự thi Olympic Vật lý quốc tế.
– Năm 1992: thầy Đinh Văn Thông- Hiệu trưởng đầu tiên của trường và cũng là giáo viên đầu tiên của trường được nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
– Năm 1993: em Trương Bá Tú giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế.
– Năm 1994: thầy Trần Văn Bỉnh, giáo viên Toán của trường được nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
– Năm 1994: Trường được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.
– Năm 1995: Khánh thành tượng cụ Phan Bội Châu, hội thảo và tổ chức mít tinh Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường.
– Năm 1996: thầy Nguyễn Hữu Đắc được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
– Năm 1997: em Nguyễn Cảnh Hào giành Huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế.
– Năm 1998: Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 3 thầy giáo: thầy Nguyễn Văn Kiên, thầy Lê Thái Phong, thầy Phan Huy Tỉnh.
– Năm 1999: Trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.
– Năm 1999: em Hồ Ngọc Kỳ giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế.
– Năm 2000: Thầy Phan Huy Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường được nhà Nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
– Năm 2000: em Đào Anh Đức hai lần giành Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương.
– Năm 2002: em Đào Thanh Hải đạt Huy chương Bạc Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 34.
– Năm 2002: Thầy Đinh Hưng An và thầy Trần Thúc Toàn được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
– Năm 2004: em Phạm Trọng Trường giành Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á – Thái Bình Dương.
– Năm 2004: Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể trường.
– Tháng 3/2005: Nhà trường tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập trường và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
– Năm 2006: Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho cô Ngô Thị Thành và thầy Thái Doãn Thuyên.
– Năm 2006: em Phan Hữu Thành giành Huy chương Đồng Olympic Vật lý quốc tế.
– Năm học 2006 – 2007 và 2007 – 2008: em Nguyễn Tất Nghĩa, học sinh lớp chuyên Lý giành 3 Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế và khu vực.
– Năm 2007: Nhà trường và em Nguyễn Tất Nghĩa tham gia chương trình “Vinh Quang Việt Nam”.
– Năm 2008: Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho thầy Nguyễn Viết Chí và cô Nguyễn Thị Tỵ.
-Năm 2009: Trường được công nhận Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia .
– Năm học 2009 – 2010: Trường xếp thứ nhất trong các trường THPT trên toàn quốc có học sinh thi đại học đạt điểm cao, em Tăng Văn Bình đạt Thủ khoa duy nhất cả nước với số điểm tuyệt đối 30/30.
– Năm 2010: Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho thầy Đậu Văn Mùi và thầy Nguyễn Lương Phùng.
– Năm 2010: em Hồ Sỹ Việt Anh và Nguyễn Cảnh Toàn dự thi Olympic Tin học Quốc tế.
– Năm học 2010 – 2011: em Nguyễn Trung Hưng và Nguyễn Huy Hoàng giành Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á; em Nguyễn Huy Hoàng giành Huy chương Vàng , Nguyễn Đình Hội giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế.
– Năm học 2011 – 2012: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về dự lễ khai giảng năm học.
– Năm 2012: Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho thầy Nguyễn Văn Đức.
– Năm học 2012 – 2013: em Thái Đình Phúc đoạt Huy chương Đồng Olympic Tin học châu Á và em Cao Ngọc Thái được tặng Bằng khen Olympic Vật lý châu Á.
– Năm học 2013 – 2014: em Cao Ngọc Thái Huy đoạt chương Vàng Vật lý Châu Á, Huy chương Vàng Vật lý Quốc tế; Nguyễn Phương Trang đoạt Huy chương Bạc Tiếng Nga Quốc tế; Nguyễn Ngọc Khánh đoạt Huy chương Đồng Vật lý Châu Á. Nhà trường xếp thứ nhất toàn quốc về thành tích học sinh giỏi quốc gia.
– Ngày 31/5/2013: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể nhà trường.
– Tháng 7/2013: Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là đơn vị duy nhất của ngành giáo dục Việt Nam được mời và tôn vinh trong chương trình “Vinh quang Việt Nam”.
– Từ ngày 21 đến ngày 23/3/2014: Lễ Kỷ niệm 50 năm hệ chuyên – 40 năm thành lập trường và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
– Tháng 11/ 2014 Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho thầy giáo Lê Ngọc Hùng.
Thành quả giáo dục xuất sắc và bền vững của nhà trường qua các thời kỳ luôn gắn liền với sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, Sở GD&ĐT các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể, các địa phương, xã phường, huyện, thành phố nơi trường đóng, các thế hệ phụ huynh. Nhà trường cũng đã dày công xây dựng tập thể đoàn kết, chung sức, chung trí tuệ, chung tấm lòng. Các thế hệ học sinh giàu nghị lực, khiêm tốn, tự tin, có ý thức tự học, tự nghiên cứu cao, đặc biệt có khát vọng, có tình yêu quê hương, đất nước.
Trường chuyên trọng điểm trong hệ thống trường chuyên trên cả nước, “Đề án xây dựng trường THPT chuyên Phan Bội Châu thành trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2010 – 2020” của UBND Tỉnh Nghệ An và truyền thống 50 năm xây dựng, trường thành là những điểm tựa vững chắc để nhà trường tiếp tục phát triển trong thời gian tới, đáp ứng các yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tiếp tục giữ vững chất lượng của đơn vị Anh hùng, điểm sáng giáo dục trong cả nước, xứng danh mái trường Anh hùng trên quê hương xứ Nghệ.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập trường, 50 năm hệ chuyên và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động (Tháng 3/2014) | Lãnh đạo nhà trường đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động (Tháng 3/2014) |
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ 5 (01/09/2007). Em Nguyễn Tất Nghĩa (Huy chương Vàng Vật lý Quốc tế 2007), đứng thứ 6 từ trái qua phải. |