SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

NHÂN VĂN - HIỆN ĐẠI - THÂN THIỆN

LỚP CHUYÊN TOÁN NGHỆ AN KHÓA 3 (1967 – 1970)

  • Trang chủ
  • LỚP CHUYÊN TOÁN NGHỆ AN KHÓA 3 (1967 – 1970)
Shape Image One

LỚP CHUYÊN TOÁN NGHỆ AN KHÓA 3 (1967 – 1970)

Giới thiệu chung

Ngày 14 – 9 – 1965, Phó Thủ tướng Phạm Hùng thay mặt Hội đồng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 198/CP về việc mở những lớp cấp III phổ thông dạy học sinh có năng khiếu về toán.

Mặc dù đang trong thời kỳ giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt, điên cuồng ném bom đánh phá miền Bắc, nhưng UBND tỉnh Nghệ An vẫn quyết tâm triển khai mở các khóa toán “đặc biệt” – (ngày ấy, các lớp chuyên toán được gọi là các lớp toán đặc biệt) – theo đúng tinh thần QĐ 198/CP của HĐCP. Do điều kiện chiến tranh, nên tỉnh chủ trương gửi các khóa chuyên toán được mở vào các trường cấp III được lựa chọn tại các địa phương khác nhau trong tỉnh. Khóa 1 (1965 – 1968) được bố trí học tại Trường cấp III Vinh, khóa 2 (1966 – 1969) học tại Trường cấp III Thanh Chương (lớp 8 + 9) và Trường cấp III Quỳnh Lưu (lớp 10).

Khóa 3 lớp toán đặc biệt được tỉnh quyết định cho tổ chức học tại Trường phổ thông cấp III Đô Lương II, nằm ở xã Lam Sơn, Đô Lương, với 60 học sinh được tuyển chọn trên cơ sở kết quả thi học sinh giỏi toán cấp II toàn tỉnh đến từ các địa phương khác nhau trong tỉnh. Do điều kiện chiến tranh, nên chỉ có 54 học sinh tựu trường và được chia thành 2 lớp (8C và 8D). Toàn bộ học sinh 2 lớp được gửi ở nhờ tại các hộ gia đình trong xã Lam Sơn, Bồi sơn (8C ở Lam Sơn và 8D ở Bồi Sơn) – mỗi nhà từ 1-2 em. Trường tổ chức 2 bếp ăn tập thể cho 2 lớp. Bếp ăn lớp 8C được bố trí ở nhà bà Đoan (bà Đoan nhận nấu ăn cho lớp), còn bếp ăn lớp 8D được đặt tại nhà chị Chấn và do chị làm bếp trưởng.

Lớp 8C có 28 học sinh do Thầy Nguyễn Khắc Tuệ làm chủ nhiệm. Lớp 8D có 26 học sinh với chủ nhiệm là Thầy Nguyễn Trọng Mạo.

Danh sách học sinh lớp 8C:

1. Lê Trọng Đào – Anh Sơn

2. Nguyễn Xuân Chính- Thanh Chương

3. Trần Hữu Hải – Nam Đàn

4. Vũ Quốc Phóng – Vinh

5. Trần Kim Cường – Quỳnh lưu

6. Nguyễn Sót – Quỳnh Lưu

7. Nguyễn Hồng Liêm – Nam Đàn

8. Doãn Ngọc Liên – Yên Thành

9. Dương Quốc Dũng – Vinh

10. Thuận (Liệt sỹ) – Đô Lương

11. Thái Văn Lan – Yên Thành

12. Cao Đăng Tân – Quỳnh lưu

13. Đinh Thị Cúc – Thanh Chương

14. Bành Đức Vỹ – Nam Đàn

15. Đào Xuân Thanh – Đô Lương

16. Bùi Sỹ Hùng – Nam Đàn

17. Trần Nhật Thành – TP Vinh

18. Bùi Văn Tứ – TP Vinh

19. Nguyễn Đình Thắng – Thanh Chương

20. Trần Bá Phi – Hưng Nguyên

21. Nguyễn Phương Sơn – Thanh Chương

22. Nguyễn Cảnh Dần – Đô Lương

23. Nhâm – Thanh Chương

24. Nguyễn Xuân Thông – Tương Dương

25. Mão – Quỳ Hợp

26. Nguyễn Trí Châu – Vinh

27. Nguyễn Hữu Phúc – Yên Thành

28. Linh

Danh sách học sinh lớp 8D:

1. Trần Minh Quang – Quỳnh Lưu

2. Phạm Ngọc Huyền – Quỳnh Lưu

3. Phạm Nguyên Nhu – Diễn Châu

4. Trần Quốc Hiển – Nghi Lộc

5. Nguyễn Nghiêm – Nghi Lộc

6. Nguyễn Bá Đồng – Nghi Lộc

7. Võ Văn Tuệ – Nghi Lộc

8. Thái Bá Cần – Hưng Nguyên

9. Nguyễn Xuân Phan – Nam Đàn

10. Nguyễn Quang Điền – Nam Đàn

11. Nguyễn Ngọc Hải – Nam Đàn

12. Trần Bá Sỹ – Thanh Chương

13. Lê Văn Sáng – Thanh Chương

14. Phan Sỹ Thân – Thanh Chương

15. Nguyễn Văn Hậu – Thanh Chương

16. Lê Phương Thảo – Thanh Chương

17. Nguyễn Thị Hồng – Thanh Chương

18. Nguyễn Lâm Tửu – Thanh Chương

19. Trần Hồng Bơ – Đô Lương

20. Bùi Quốc Tuấn – Đô Lương

21. Lương Văn Xọn – Con Cuông

22. Hà Thế Vinh – Con Cuông

23. Phan Văn Các – Nghĩa Đàn

24. Ngô Minh Đào – Nghĩa Đàn

25. Đậu Phi Đẩu – Quỳ Châu

26. Lập – Diễn châu

(Bạn Lập đã hy sinh trong chiến tranh, bạn Linh, bạn Nhâm, bạn Mão không liên hệ được nên không nhớ họ tên đầy đủ)

Để có lớp học, trong gần 1 tháng đầu tiên học sinh 2 lớp phải tự vào rừng chặt cây lấy gỗ, cắt cỏ đánh tranh để dựng lán học. Vì đang thời chiến, nhằm đảm bảo an toàn, lớp học được đào sâu vào lòng đất, đắp lũy vây quanh và làm thêm hầm chữ A để tránh bom. Dù chỉ là lớp học mái tranh, vách đất, nhưng thầy và trò đã bỏ công cố gắng làm thật đẹp. Tranh được lợp thẳng hàng, cách đều tăm tắp. Mái lũy taluy hầm được đổ nước và nện phẳng lỳ. Hai lớp học của khóa trở thành những lớp học đẹp nhất trường lúc đó.

Do được bố trí vào học chung tại trường cấp III Đô Lương 2, nên chỉ riêng môn toán là do thầy Tuệ và thầy Mạo đảm trách, còn các môn học khác được học cùng các thầy, cô trong trường. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu nhà trường (thầy Trần Cường – Hiệu trưởng, thầy Cao Đăng – Phó HT, Bí thư chi bộ nhà trường) cũng đã ưu tiên lựa chọn những thầy, cô giỏi nhất của các bộ môn để dạy cho 2 lớp chuyên toán (như thầy Quang dạy vật lý, cô Lệ, thầy Cởn dạy văn, cô Đướng dạy hóa, thầy Đăng dạy môn chính trị, thầy Việt dạy thể dục, thầy Thuyên dạy địa lý,….)

Vì là lớp toán đặc biệt của tỉnh, nên Ty Giáo dục cũng cũng quyết định cấp riêng cho mỗi học sinh một bộ sách giáo khoa (của hiếm của thời đó). Do vậy vào đầu mỗi năm học, lớp thường phải cử 3-4 bạn có xe đạp đi từ Đô Lương xuống Diễn Châu (là nơi Ty Giáo dục đóng trụ sở) để nhận sách. Quảng đường cũng chỉ khoảng hơn 50 km, nhưng lại không hề ngắn vào những năm đó. Thông thường, mỗi lần như vậy, các bạn được cử đi nhận sách sẽ cố gắng rẽ qua nhà mấy bạn ở vùng biển để lấy thêm ít muối cho nhà ăn (là hàng phân phối quý hiếm của thời chiến).

Kết thúc năm học đầu tiên, vào năm học 1968 – 1969, Ty Giáo dục tỉnh quyết định thu gọn lại chỉ duy trì một lớp với 30 học sinh (lớp 9C). Số học sinh dư ra được chuyển về các trường địa phương để học tiếp. Trong danh sách ở lại có bạn Đinh Thị Cúc, nhưng vì chỉ có một mình là nữ nên bạn Cúc cũng xin được chuyển về quê Thanh Chương luôn. Do vậy lớp chỉ còn lại 29 học sinh nam, nhưng sau đó có thêm bạn Phan Xuân Vân chuyển từ lớp chuyên toán Hà Tĩnh ra, vì thế sĩ số của lớp vẫn là 30. Thầy Nguyễn Khắc Tuệ là giáo chủ nhiệm lớp.

Danh sách học sinh lớp 9 (10)C:

1. Lê Trọng Đào – Anh Sơn

2. Nguyễn Xuân Chính – Thanh Chương

3. Trần Hữu Hải – Nam Đàn

4. Vũ Quốc Phóng – Vinh

5. Trần Kim Cường – Quỳnh Lưu

6. Nguyễn Sót – Quỳnh Lưu

7. Nguyễn Hồng Liêm – Nam Đàn

8. Doãn Ngọc Liên – Yên Thành

9. Dương Quốc Dũng – Vinh

10. Trần Hồng Bơ – Đô Lương

11. Thái Văn Lan – Yên Thành

12. Cao Đăng Tân – Quỳnh Lưu

13. Bùi Quốc Tuấn – Đô Lương

14. Bành Đức Vỹ – Nam Đàn

15. Đào Xuân Thanh – Đô Lương

16. Bùi Sỹ Hùng – Nam Đàn

17. Trần Nhật Thành – TP Vinh

18. Bùi Văn Tứ – TP Vinh

19. Nguyễn Đình Thắng – Thanh Chương

20. Trần Bá Phi – Hưng Nguyên

21. Nguyễn Phương Sơn – Thanh Chương

22. Trần Bá Sỹ – Thanh Chương

23. Lê Văn Sáng – Thanh Chương

24. Thái Bá Cần – Hưng Nguyên

25. Phạm Ngọc Huyền – Quỳnh Lưu

26. Võ Văn Tuệ – Nghi Lộc

27. Nguyễn Xuân Phan – Nam Đàn

28. Trần Minh Quang – Quỳnh Lưu

29. Ngô Minh Đào – Nghĩa Đàn

30. Phan Xuân Vân – TP Vinh

3 năm học ở Lam Sơn – là 3 năm cả tập thể lớp C chuyên toán luôn miệt mài học tập, phấn đấu, bền gan vượt khó để luôn giữ vững vị trí đầu tiên trong trường trên tất cả mọi mặt và đã có những thành tích xuất sắc. Trong các năm học đã có nhiều bạn là học sinh tiến tiến, học giỏi toàn diện tất cả các bộ môn. Có nhiều bạn đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh. Đặc biệt trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn Miền Bắc năm 1970, toàn bộ đội tuyển của tỉnh Nghệ an dự thi năm đó (15 chính thức, 3 dự khuyết) đều là học sinh của lớp chuyên toán 10C, trong đó, bạn Nguyễn Phương Sơn giành giải Ba và 2 bạn (Cao Đăng Tân và Lê Văn Sáng) giành giải khuyết khích cho đội tuyển của tỉnh Nghệ An (kỳ thi năm đó không có giải Nhất và giải Nhì, chỉ có 2 giải Ba là Nguyễn Phương Sơn và Đặng Hùng Thắng – Hà Nội). Kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 có 2 bạn đạt trên 40 điểm (Trần Hồng Bơ, Thái Bá Cần). Trong kỳ thi nước ngoài ở Hà Nội có 2 bạn đạt điểm cao và được gặp Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu trước ngày lên tàu sang nước bạn học tập (Thái Bá Cần và Nguyễn Đình Thắng)…

Kết thúc năm học lớp 10, 29/30 người tiếp tục đi học ở các trường đại học trong nước và ở nước ngoài (19 người đi học ở Liên xô, Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan), chỉ có 1 người (Nguyễn Sót) vì lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu nên buộc phải về quê để chữa bệnh.

3 năm – một quãng thời gian rất ngắn trong đời người. Thế nhưng đối với những cậu học sinh độ tuổi 13 – 15 (đa số xuất phát từ nông thôn), vừa mới lớn đã phải xa gia đình, xa quê để tự thân sống và học tập trong môi trường xa lạ, đầy gian khó nhưng vô cùng mới mẻ, thú vị, với lòng quyết tâm và nhiệt huyết tràn trề, đầy say mê, hứng thú đã đủ để lưu đọng lại trong ký ức vô vàn kỷ niệm. Đó là những kỷ niệm về ngôi trường mái lá đơn sơ, về những người Thầy, Cô hết lòng vì học sinh; kỷ niệm về tình bạn, tình thân và cả những mối tình học trò luôn gắn bó, biết chia sẻ mọi khó khăn, khổ cực để cùng vươn lên trong cuộc sống; là những kỷ niệm về một vùng quê tuy nghèo khó, nhưng rất đẹp và yên bình với những người dân bình dị, mộc mạc nhưng lại giàu lòng nhân ái… Những ký ức đó hằn sâu vào tâm khảm của mỗi người và không thể phai nhòa theo thời gian.

Lớp chuyên toán Nghệ An khóa 3 trong lần gặp mặt các thầy, cô giáo năm 2010

Gặp mặt kỷ niệm 50 năm ra trường (2020)

Phụ lục:

THẦY GIÁO NGUYỄN KHẮC TUỆ

Thầy Nguyễn Khắc Tuệ

Năm sinh: 11/07/1940

Quê quán: Đức Thọ, Hà Tĩnh

Sau khi tốt nghiệp cấp III, Thầy được cử đi học ở Liên Xô (cũ), nhưng vì sức khỏe yếu nên ở lại học Đại học SP Vinh. Năm 1963, sau khi ra trường, thầy về dạy trường cấp 3 Đô Lương II. Năm 1967 Ty Giáo dục Nghệ An giao cho Thầy trách nhiệm dạy toán cho các lớp chuyên toán và được cử làm chủ nhiệm 2 khóa chuyên toán của Tỉnh (1967 – 1970 và 1970 – 1973). Từ năm 1974, Thầy về công tác tại Sở Giáo dục Nghệ An. Trong những năm 1978 – 1983 Thầy được cử đi tăng cường cho Sở Giáo dục tỉnh Sơn La. Năm 1984, Thầy trở lại Sở Giáo dục NA và làm phó Hiệu trưởng trường PTTH Hà Huy Tập (TP. Vinh). Từ năm 1985 đến lúc nghỉ hưu Thầy là Hiệu trưởng trường PTTH Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An.

Sau khi nghỉ hưu theo chế độ, Thầy được mời về giảng dạy tại trường PTTH dân lập Nguyễn Trường Tộ (TP Vinh) và công tác ở đó đến năm 2010.

Hiện nay Thầy nghỉ cùng gia đình tại Số 4 Ngõ 41 Dương Văn Nga TP. Vinh, Nghệ An.

HỌC SINH LỚP CHUYÊN TOÁN KHÓA 3 (1967 – 1970)

1. TS. Lê Trọng Đào – Lớp trưởng

Sinh năm 1952 – Mất năm 2024

Quê quán: Phúc Sơn, Anh Sơn, Nghệ An.

Lưu học sinh trường Đại học Khí tượng Thủy văn Odessa, Ukraine.

Nguyên PGĐ Trung tâm Hải văn – Tổng cục biển – hải đảo VN, Bộ KHCN & MT.

2. Trần Hữu Hải – Bí thư chi đoàn TNCS

Sinh năm 1952 – Mất 2000

Quê quán: Nam Chung, Nam Đàn, Nghệ An

Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp HN

Nguyên TP THPT Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An.

3. Trần Hồng Bơ

Sinh năm 1951

Quê quán: Lạc Sơn, Đô Lương, Nghệ An

Lưu học sinh trường ĐHTH Leningrad, Liên Xô cũ

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Viện Vật lý Kỹ thuật – Viện KH&CN Quân sự, Bộ Quốc phòng.

4. PGS. TS. Thái Bá Cần

Sinh năm 1953

Quê quán: Hưng Thái, Hưng Nguyên, Nghệ An

Lưu học sinh trường Đại học Tổng hợp Bacu – Azerbaijan (Liên Xô cũ).

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM.

5. Nguyễn Xuân Chính

Sinh năm 1952 – Mất năm 2017

Quê quán: Thanh Chương – Nghệ An

Lưu học sinh trường Đại học Cơ khí ô tô Moscơva – MAMI (Liên Xô cũ)

Nguyên giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

6. Trần Kim Cường

Sinh năm 1952 – Mất năm 1977

Quê quán: Quỳnh Lưu – Nghệ An

Lưu học sinh trường Đại học Cơ khí ô tô Moscơva – MAMI (Liên Xô cũ)

Nguyên giảng viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

7. Dương Quốc Dũng

Sinh năm 1952. Mất năm 2005

Quê quán: TP Vinh – Nghệ An

Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

Nguyên Giám đốc Nông trường bò sữa Ba Vì Hà Nội

8. Ngô Minh Đào

Sinh năm 1953. Mất năm 1994

Quê quán: Nghĩa Đàn, Nghệ An

Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp Hà Nội

Nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Thủy lợi (nay là Viện KH Thủy lợi) HN. Mất khi đang làm NCS ở Nga.

9. Bùi Sỹ Hùng

Sinh năm 1954

Quê quán: Nam Thanh, Nam Đàn, NA

Lưu học sinh Trường ĐH Trắc địa – Bản đồ Moscơva – (LX cũ).

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng Hà Nội

10. Phạm Ngọc Huyền

Sinh năm 1952

Quê quán: Quỳnh Tiến, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa HN

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Viện Năng lượng, Bộ Công thương

11. Thái Văn Lan

Sinh năm 1952

Quê quán: Tăng Thành, Yên Thành NA

Lưu học sinh Trường ĐH Tổng hợp Minck – Belarus

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Viện KHKT bưu điện, Tập đoàn BCVT VN

12. Nguyễn Hồng Liêm

Sinh năm 1952. Mất năm 2023

Lưu học sinh CHDC Đức.

Quê quán: Nam Cường, Nam Đàn, NA

Nguyên GĐ Công ty CP giám định Đại việt (DAVICONTROL)

13. Doãn Ngọc Liên

Sinh năm 1952. Mất năm 2023

Quê quán: Long Thành, Yên Thành, NA

Lưu học sinh trường ĐH Tổng hợp Varsava – Ba Lan

Nguyên cán bộ Viện Tính toán Điều khiển – Viện KH VN

14. Nguyễn Xuân Phan

Sinh năm 1952. Mất năm 2023

Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An

Tốt nghiệp Đại học Bưu chính Viễn thông HN

Nguyên cán bộ Sở Bưu chính Viễn thông Nghệ An

15. TS. Trần Bá Phi

Sinh năm 1952

Quê quán: Hưng Nguyên, Nghệ An

Học Đại học Tổng hợp Hà Nội

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội

16. GS. TS. Vũ Quốc Phóng

Sinh năm 1954. Mất năm 2015

Quê quán: Thanh Lĩnh, Thanh Chương, Nghệ An

Lưu học sinh trường ĐH Tổng hợp Kharcop – Liên xô cũ

Nguyên Trưởng khoa Đào tạo SĐH Trường ĐH Ohio State University – Mỹ

17. Trần Minh Quang

Sinh năm 1952. Mất năm 2021

Quê quán: Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, NA

Tốt nghiệp Đại học Hàng hải Hải Phòng

Nguyên cán bộ Công ty Thủy sản Chiến Thắng, TP. Hồ Chí Minh

18. Lê Văn Sáng

Sinh năm 1952. Mất năm 2005

Quê quán: Thanh Chương, Nghệ An

Lưu học sinh Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Dresden – CHDC Đức cũ.

Nguyên cán bộ Sở KHCN Hà Nội.

19. Nguyễn Phương Sơn

Sinh năm 1951

Quê quán: Thanh Tường, Thanh Chương NA

Lưu học sinh ĐHTH Bacu, Azerbaijan; Học viện Hậu cần (Liên Xô cũ)

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Cục 12 – Tổng cục II Bộ Quốc phòng.

20. Nguyễn Sót

Sinh năm 1954. Mất năm 1981.

Quê quán: Quỳnh Lưu, Nghệ An

Sức khỏe yếu nên không đủ điều kiện vào ĐH. Mất sớm vì bệnh hiểm nghèo.

21. Trần Bá Sỹ

Sinh năm 1952. Mất năm 2020.

Quê quán: Thanh Chương, Nghệ An

Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Vinh, Nghệ An

Nguyên Hiệu trưởng Trường THCS năng khiếu Thiệu Yên (nay là THCS Lê Đình Kiên), Yên Định, Thanh Hóa

22. Cao Đăng Tân

Sinh năm 1952

Quê quán: Thừa thiên – Huế

Lưu học sinh trường ĐH Tổng hợp Karlova – Tiệp Khắc (cũ)

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

23. Đào Xuân Thanh

Sinh năm 1952

Quê quán: Lam Sơn, Đô Lương, NA

Lưu học sinh Trường ĐH Xây dựng Apolda CHDC Đức cũ

Nơi ở hiện nay: CHLB Đức

24. Trần Nhật Thành

Sinh năm 1953

Quê quán: TP Vinh, Nghệ An

Lưu học sinh Trường ĐH Xây dựng Kharcop – Liên Xô cũ

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường ĐH Xây dựng Hà Nội.

Hiện nay là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Delta.

25. Nguyễn Đình Thắng

Sinh năm 1953

Quê quán: Nghi hòa, Nghi Lộc, NA

Lưu học sinh Trường ĐH Xây dựng Leningrad – Liên xô cũ

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Công ty CP nước và môi trường VN

26. Bùi Quốc Tuấn

Sinh năm 1952

Quê quán: Lam Sơn, Đô lương, NA

Lưu học sinh Trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Dresden – CHDC Đức cũ

Nơi ở hiện nay: CHLB Đức

27. Võ Văn Tuệ

Sinh năm 1953

Quê quán: Nghi Lộc, Nghệ An

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vinh – NA

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Trường PTTH Cửa Lò, Nghi Lộc, NA

28. TS. Bùi Văn Tứ

Sinh năm 1952

Quê quán: TP Vinh, Nghệ An

Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp HN

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội VN

29. Phan Xuân Vân

Sinh năm 1953

Quê quán: Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Lưu học sinh Trường ĐHTH Kỹ thuật Freiberg – CHDC Đức cũ.

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I – Bộ Công thương

30. Bành Đức Vỹ

Sinh năm 1953

Quê quán: Nam Cường, Nam Đàn, Nghệ An

Lưu học sinh ĐH Bách khoa Minck – Belarus

Nơi công tác trước khi nghỉ hưu: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I – Bộ Công thương

50 NĂM: TRỞ LẠI LAM SƠN

Ngày đầu thu ghé qua miền đất cũ
Nơi đã từng ấp ủ cánh chim non
Vẫn yên bình vùng đất đỏ Lam Sơn
Nhưng gợi nhớ cồn cào bao kỷ niệm!

Qua nửa kỷ trong lòng luôn hiện rõ
Hình bóng xưa vẫn luôn có trong mơ
Sông Lam kia dù thay bến, đổi bờ
Vẫn chẳng thể xoá mờ bao ký ức!

Đứng cạnh bến đò mà thấy lòng thổn thức
Nhìn dòng sông như dải lụa mờ sương
Chính nơi này bao hình ảnh vấn vương
Nhắc về một thời đầy thương đầy nhớ!

Có thể nào quên ba năm dài gian khó
Ba chục chàng trai tươi trẻ măng tơ
Lòng đầy khát khao, hy vọng, ước mơ
Dù biết tương lai đầy thử thách đang chờ!

Nhớ làm sao những ngày đầy gian khổ
Cơm chẳng đủ ăn, áo sờn vai sờn cổ
Xa mẹ, xa quê, đêm hằn sâu nỗi nhớ
Vẫn học, vẫn vui, vẫn nghịch tung trời!

Tụ về đây từ khắp nẻo muôn nơi
Vừa qua tuổi thiếu niên mới ăn đã đói
Rất thương nhau bởi cùng chung cảnh ngộ
Nên sẵn lòng chia từng miếng sắn củ khoai

Nhớ những buổi học xong chiều muộn
Cùng ra sông để gánh nước, tập bơi
Những ngày vào rừng lấy củi mệt đứt hơi
Sắn nướng ăn xong say nằm thẳng cẳng!

Ở một lớp toàn là những thằng trai
Thi văn nghệ thôi thì đành giả gái
Chẳng chịu thua ai nên từng đoạt giải
Để có lần được đi diễn ở Bồi Sơn!

Nhớ làm sao cả một lũ trai non
Học theo thầy: áo bỏ trong quần đồng loạt
Đứa thấp đứa cao nhưng nào có khác
Những củ lạc đôi: thương hiệu một thời!

Tuổi măng tơ đâu chỉ học chỉ chơi
Đã có người biết thầm thương trộm nhớ
Tình buổi học trò đầy mộng mơ dễ sợ
Vẫn vấn vương lòng mãi mãi không thôi!
……

Kỷ niệm xưa kể sao hết thành lời
Bởi đã được hằn sâu vào nỗi nhớ
Bởi vì đó là cả thời trai trẻ
Sẽ theo ta đi hết cả cuộc đời!

(9/2020).